Sinh ra ở xứ sở “mặt trời mọc”, văn hóa của người Nhật Bản có rất nhiều nét đặc sắc, trong đó “nghệ thuật uống trà” (trà đạo) là một nét văn hóa vô cùng độc đáo khiến cả thế giới phải nghiêng mình kính phục bởi sự cầu kỳ, tinh tế của nó.
Dường như việc được hòa mình vào không gian dìu dịu hương thơm của trà khiến cho tâm hồn mỗi người trở nên thư thái, nhẹ nhõm, trong phút chốc người ta được quên cuộc sống xung quanh ồn ào, tấp nập, đầy bon chen.
Lần đầu tiên bạn tiếp xúc với văn hóa trà đạo của người Nhật, có thể bạn sẽ cảm thấy đây là một phong tục thật rườm rà, hay quá cầu kỳ trong các thao tác cũng giống như phong cách ăn uống đa dạng của người Nhật, nhưng khi bạn thực sự hiểu về văn hóa uống trà này, bạn sẽ thấy được những điều đáng quý trong đó.
1. Nguồn gốc của trà đạo
Nghệ thuật trà đạo bắt đầu phát triển và gắn bó mật thiết với đời sống của người Nhật Bản từ khoảng cuối thế kỉ 12. Theo truyền thuyết Nhật, vào khoảng thời gian đó, có vị cao tăng người Nhật là sư Eisai (1141-1215), sang Trung Hoa để tham vấn học đạo. Khi trở về nước, ngài mang theo một số hạt trà về trồng trong sân chùa. Sau này chính Eisai đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký", nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan tới thú uống trà, sau đó được người Nhật Bản phát triển lên thành nghệ thuật trà đạo.
2. Phòng trà
Một buổi thưởng thức trà đạo đúng nghi thức phải được thực hiện trong “Phòng trà” - chashitsu. Trong các gia đình Nhật Bản, phòng trà là không gian riêng được bày biện rất đơn giản, nhẹ nhàng, thanh tao nhưng không khí ấm áp, thể hiện sự mến khách của chủ nhà. Thường khi khách đến, họ không được đến ngay phòng trà mà được đưa qua một dãy phòng dẫn để đến phòng đợi (machiai). Ở đây, sau khi được phục vụ một tách nước nóng, khách được đưa ra khu vườn (roji) dẫn đến phòng trà.
Vườn trong khuôn viên của phòng trà mang nét độc đáo riêng biệt của trà đạo. Những lối mòn yên tĩnh tạo cho khách cảm giác thanh bình yên ả. Chủ nhà trong bộ kimono truyền thống cúi mình tiếp đón khách một cách hết sức nhẹ nhàng và lịch sự ngay ngưỡng cửa của phòng trà. Lối vào phòng trà thường bao giờ cũng thấp khiến mọi người phải cúi mình để đi, một cử chỉ tượng trưng cho sự khiêm tốn. Khi bước vào phòng, khách dừng lại một vài phút để ngắm toàn cảnh của phòng trà với các bình hoa, bình nước nóng, dụng cụ pha trà cùng các vật trang trí.
Có thể bạn quan tâm: Những mẫu tủ gỗ của Fami sẽ là một lựa chọn tốt cho không gian nhà ở theo phong cách Nhật Bản của bạn, tại sao ư, hãy tham khảo nhưng mẫu tủ gỗ này nhé.
3. Chuẩn bị cho một buổi tiệc trà
Hai thứ cơ bản phải chuẩn vị cho một buổi tiệc trà bao gồm nước và dụng cụ pha trà. Nước pha trà là quy chuẩn đầu tiên được đề cập đến trong trà đạo Nhật Bản. Người Nhật tuyệt đối không bao giờ dùng nước đang sôi để pha trà đối với tất cả các loại trà Nhật Bản, trà xanh, hay trà bột dùng trong lễ dâng trà. Nước pha trà luôn phải được giữ trong một bình thủy hay được nấu trong một ấm kim khí không đậy nắp được đun trên bồn than rất yếu để giữ nước luôn ở khoảng 80 – 90 độ C.
Bộ dụng cụ dùng cho pha trà cũng rất đặc biệt, tinh xảo và có thay đổi theo từng thời đại. Thông thường bao gồm: ấm pha trà, tách uống trà, bát sứ, dụng cụ nhỏ bằng tre (chasen)…
4. Quy trình thưởng trà
Một buổi tiệc trà thường kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ bao gồm cả việc pha và uống trà. Trước tiên người pha trà cần phải làm ấm dụng cụ (tráng bằng nước sôi trong bình thủy để làm ấm dụng cụ), sau đó dùng khăn lau khô trước khi sử dụng. Việc cho trà vào ấm pha trà cũng không thể tùy tiện, với loại trà ngon cỡ trung bình, người ta thường tính cho một người khách khoảng một muỗng cà phê trà xanh nhưng nếu dưới 3 người khách thì lượng trà sẽ được cho nhiều hơn một chút để tránh quá nhạt.
Đối với loại trà xanh bình thường, công đoạn “pha trà” được chia thành 3 lần:
Lần thứ nhất: Trà được pha với nước nóng ở khoảng 60 độ C rồi ngấm trà khoảng 2 phút trước khi rót cho khách. Nước pha trà lần đầu luôn được coi là đậm đà nhất, mùi vị trà thấm vào vị giác nhiều nhất.
Lần thứ hai: Trà được pha với nước nóng khoảng 80 độ C trong khoảng 30-40 giây. Nước trà thứ hai tuy đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn dậy hương trà thơm ngon tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản.
Lần thứ ba: Nước pha ở nhiệt độ khoảng 90 độ C, cũng khoảng 30- 40 giây.
Đối với những loại trà ngon đặc biệt, người ta có thể pha trà lần thứ 4 hay lần thứ 5 (cách thức pha như lần thứ 3) mà nước trà vẫn xanh và còn mùi vị. Khi pha trà còn cần phải chú ý đến lượng nước pha trà sao cho vừa đủ để mỗi lần rót trà cho khách phải hết trọn vẹn nước trong bình pha trà. Nếu còn sót lại sẽ làm giảm chất lượng của lần uống trà kế tiếp vì sai nhiệt độ và làm mất màu xanh của trà.
Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng chén trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về. Nếu là lần đầu tham dự buổi trà đạo, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác như chính bản thân mình đang tham gia đóng một vở kịch với nhiều thao tác phức tạp và những tình tiết nhỏ song vô cùng tinh tế.
Trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản, điều “cấm kị” khi rót trà là không bao giờ rót trà cho khách một lần đầy tách rồi rót tiếp cho người khách kế tiếp bởi điều này sẽ dẫn tới sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách. Do đó, tất cả các tách của khách đều được đặt trong khay trà rồi rót theo thứ tự 1, 2, 3, 4… rót lần đầu khoảng 30ml (cho mỗi tách, cỡ lớn 70 ml), sau đó rót lần thứ hai với thứ tự ngược lại 4, 3, 2,1 mỗi lần khoảng 20ml (sao cho mỗi tách có tổng cộng 50ml nước trà) nếu còn dư chút ít trong bình, nên phân đều cho các tách. Sau đó mới đưa mời khách.
Người Nhật thường ăn kèm một vài loại bánh ngọt khi thưởng trà để làm gia tăng hương vị của trà, loại bánh được sử dụng nhất là wagashi, vị ngọt thanh của wagashi hòa quyện cùng vị đắng của trà xanh tạo nên một vị khó tả, nhẹ nhàng lâng lâng. Một lưu ý nữa là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà, không nên vừa ăn vừa uống, có thể mới cảm nhận hết được hương vị độc đáo khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản.
Cho dù quy trình của một buổi tiệc trà rất phức tạp đòi hỏi nhiều yếu tố, nhưng người Nhật vẫn học và họ cảm thấy rất thú vị và xứng đáng. Mỗi buổi tiệc trà, theo hình thức nào đi nữa cũng luôn luôn góp phần làm cho con người quên đi những nhọc nhằn thường nhật, tâm hồn trở nên thanh thoát hơn và muốn hướng đến điều thiện hơn.
Xem các sản phẩm chè Thái Nguyên sạch tại đây: http://chethainguyenngon.com.vn/san-pham.html